Chia sẽ học tiếng Anh

Cách học tiếng Anh cực kì hiệu quả tại trung tâm I-clc.edu.vn

Thép ống - Thép tấm - Dịch vụ seo - Giay nam - Giay nu - Đào tạo seo ...Khóa học Seo miễn phí giá seo website tốt nhất HCM. quảng cáo Google Adwords cực ổn định công ty seo uy tín

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Quy tắc vàng khi học tiếng Anh giao tiếp

1/ Bạn nên học NGHE trước, nghe bằng lỗ tai chứ không nghe bằng mắt.
Có nghĩa là bạn phải nghe dù không hiểu, luyện cho tai mình phải nghe cho ra từ, câu và bắt chước… Không xem đáp án trước.
hieuqua
Nhằm giúp chúng ta có thể luyện NGHE như thế, bạn có thể nghe mọi lúc, kể cả khi bạn đang làm việc khác hoặc đang thư giãn, thay vì nghe nhạc tiếng Việt hay tiếng Hàn, bạn nên nghe nhạc Tiếng Anh.
Tuy nhiên, để chúng ta không bị mất nhiều thời gian luyện nghe, chúng ta có những bài tập luyện nghe như: NGHE đánh trắc nghiệm, NGHE điền từ, NGHE trả lời câu hỏi, NGHE viết chính tả, NGHE có phụ đề.
2/ Bạn nên nghe những tài liêụ Tiếng Anh ngoài sách giáo khoa.
Có nghĩa là muốn học giao tiếp thì nên nghe những mẫu đàm thoại trong các đoạn phim, chỉ cần load về 1 bộ phim mình thích, rồi nghe và xem hoài.
3/ Phải học thật sâu, phải nghe 1 bài hàng triêu lần.
Thậm chí người bản xứ, học cũng phải học như vậy. Họ đã nghe số lượng câu để giao tiếp hàng ngày từ trong bụng mẹ, khi họ chưa hiểu gì hết, đến khi sinh ra họ cũng phải nghe như thế đến khoảng 4,5 tháng mới hiểu rôì làm theo, 8 tháng đến hơn 1 năm mới bập bẹ nói từng chữ.
Các bạn có nhận thấy quá trình học tiếng Việt của chúng ta cũng như thế không ?
Vậy số lần chúng ta nghe những từ, những câu đó, chắc chúng ta không thể đếm được, đúng không các bạn.
4/ Phải học cụm từ hoặc học cả câu, không bao giờ học từng từ riêng lẻ.
Cách học này giúp bạn nhớ lâu hơn khi sử dụng được cụm từ hay câu đã học được. Ngoài ra khi dùng ta không cần suy nghĩ lâu để ráp lại thành câu. Đó là yêu cầu trong giao tiếp vì không có nhiêù thời gian cho bạn suy nghĩ khi giao tiếp.
5/ Không để ý đến ngữ pháp Tiếng Anh nữa.
Vì sao ? vì khi ta học quy luật ngữ pháp có nghĩa là ta đang phân tích Tiếng Anh. Ta chỉ cần biết nó như thế và chấp nhận một cách tự nhiên không cần biết tại sao .
Ví dụ :
He goes to school everyday but I go to school everyday.
Yesterday, he went to the zoo and Yesterday, I went to the zoo.
Hãy chấp nhận thế, đừng thắc mắc tại sao, hãy học rôì bắt chước, áp dụng thế thôi.
6/ Hãy học Tiếng Anh từ những câu chuyện.
Bạn nên đọc chuyện tiếng Anh, loại truyện bạn thích.
7/ Nghe và bắt chước, đáp lại, đây là phương pháp luyện phản xạ khi giao tiếp.
Đó là 7 quy tắc giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát trong thời gian bạn muốn.
Bạn có thể tải về bất kể tài liệu nào bạn muốn nghe để trao dồi từ vựng và ngữ pháp. Internet là nguồn cấp vô tận.

Phát triển kỹ năng nói tiếng anh

1. Using minimal responses – Sử dụng những phản ứng nhỏ:
Những người học về ngôn ngữ thiếu tự tin vào khả năng của mình trong hoạt động giao tiếp thường chỉ lắng nghe trong i khi những người khác nói. Một cách để khuyến khích những người như vậy là giúp họ xây dựng một phần của câu trả lời một cách đơn giản nhất mà họ có thể sử dụng trong các tình huốg giao tiếp, đặc biệt đối với người mới bắt đầu.
hocavan
Minimal responses are predictable, often idiomatic phrases that conversation participants use to indicate understanding, agreement, doubt, and other responses to what another speaker is saying. Yêu cầu tối thiểu trog giao tiếp là người tham gia giao tiếp phải đoán được, thường là các cụm từ thành ngữ mà người tham gia cuộc hội thoại sử dụng để chỉ sự hiểu biết, thỏa thuận, nghi ngờ, và biết cách phản ứng với những gì một người nói đang nói.
2. Recognizing scripts – Nắm được .. “kịch bản”
Một số tình huống giao tiếp được liên kết với một tập thể dự đoán được giao lưu nói – một kịch bản. Chúc mừng, xin lỗi, lời khen, lời mời, và các chức năng khác được ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu xã hội và văn hóa thường làm theo mẫu hoặc các kịch bản. Công việc trao đổi giao dịch liên quan đến các hoạt động như thu thập thông tin và mua hàng cũng như vậy. Trong các kịch bản, quan hệ giữa biến của người nói và một trong những đi sau nó thường có thể dự đoán.
Giáo viên hướng dẫn có thể giúp học sinh phát triển khả năng nói bằng cách làm cho họ nhận thức các kịch bản cho các tình huống khác nhau để họ có thể dự đoán được những gì họ sẽ nghe thấy và những gì họ sẽ cần phải nói . Thông qua các hoạt động tương tác, các giảng viên có thể cho học sinh thực hành trong việc quản lý và thay đổi ngôn ngữ trong các loại kịch bản khác nhau
3. Using language to talk about language – Sử dụng ngôn ngữ để minh hoạ cho ngôn ngữ
Người mới học ngôn ngữ thường quá xấu hổ hay nhút nhát để nói bất cứ điều gì khi họ không hiểu một người nói hoặc khi họ nhận ra rằng người đag giao tiếp vs mình khôg hiểu mình nói gì .Giáo viên hướng dẫn có thể giúp học sinh vượt qua mặc cảm này bằng cách giúp họ hiểu rằng sự hiểu lầm có thể xảy ra ở bất kỳ hình thức giao tiếp nào, đối với bất cứ người thuộc trình độ giao tiếp nào . Giáo viên hướng dẫn cũng có thể cung cấp cho sinh viên các chiến lược và cụm từ để sử dụng trong từng tình huốg cụ thể.
Bằng cách khuyến khích học sinh sử dụng các cụm từ trong lớp học khi làm rõ sự hiểu lầm xảy ra, và bằng cách phản ứng tích cực khi họ thực hành, giảng viên có thể tạo ra một môi trường thực hành đáng tin cậy bên trong lớp học riêng của mình. Khi họ kiểm soát của các chiến lược phát triển rõ ràng khác nhau, sinh viên sẽ đạt được sự tự tin vào khả năng của mình để quản lý các tình huống giao tiếp khác nhau mà họ có thể gặp phải bên ngoài lớp học.

Phương pháp nâng cao kỹ năng nghe tiếng anh

Nâng cao khả năng nghe tiếng Anh
Giống như các kĩ năng khác, nghe đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức tiếng Anh. Nếu nghe tốt, bạn sẽ nâng cao được khả năng phát âm và kỹ năng giao tiếp của mình.
nghe
Học nghe ngay từ đầu
Khi học một ngoại ngữ, bạn nên bắt đầu nghe ngay khi có thể. Bằng cách này, bạn sẽ làm quen dần với các âm của ngôn ngữ đó. Vì thế mà việc học phát âm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn hãy tìm mua các băng thu có cả phiên bản đi kèm. Bất cứ lúc nào không hiểu một từ trên băng, bạn hãy nhìn vào phiên bản và tra từ đó trong từ điển.
Nghe đi nghe lại một nội dung
Nghe đi nghe lại cùng một nội dung là một ý kiến rất hay. Hãy chọn một đoạn băng thú vị và nghe nhiều lần. Phải chắc chắn là bạn có thể nghe được từng từ trong đó. Trong lúc nghe, cố gắng nhớ những câu hữu ích, thậm chí cả đoạn.
Sau đó nhớ lại và tập nói lại các câu đó, cố gắng bắt chước cách phát âm của người nói. Một lúc sau bạn sẽ nhận thấy các từ và cụm từ trên băng đã trở thành một phần của chính bạn. Bạn sẽ bắt đầu sử dụng chúng trong các câu của riêng mình. Khả năng phát âm và nghe hiểu của bạn chắc chắn cũng sẽ khá lên.
Nghe hàng ngày
Cố gắng luyện nghe chút ít mỗi ngày. Lựa chọn tốt nhất là luôn mang theo một cái máy nghe MP3. Như thế bạn có thể nghe khi bạn ngồi trên xe buýt đến trường hay cơ quan, hoặc nghe lúc đi dạo. Hãy thu vào đĩa CD những đoạn băng tiếng Anh yêu thích rồi cài sẵn vào máy CD MP3 của bạn bất cứ khi nào bạn đi đâu.
Xác định nghe cái gì?
Tìm những bài nghe vừa dễ hiểu lại vừa có ý nghĩa với bạn. Lựa chọn tài liệu về những chủ đề bạn thích. Phải đảm bảo là giọng người nói nghe dễ hiểu. Bằng cách này bạn sẽ thích được nghe và mong đợi được nghe mỗi ngày.
Các bạn sao không thử nghe tin tức trên thế giới bằng tiếng Anh nhỉ? Đây là một cách rất hữu hiệu để luyện tập nghe thực tế (Authentic listening). Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguồn để luyện nghe trên mạng. Bạn cũng có thể chỉnh sóng đài hay mở tivi chương trình BBC World Service hoặc kênh CNN.
Phương pháp nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh
Kỹ năng nghe là một yếu tố chính trong giao tiếp hiệu quả. Học nghe các âm thanh dễ dàng nhưng nó đòi hỏi nhiều năng lượng thần kinh và kỹ năng. Đối với người mà tiếng anh không phải là tiếng mẹ đẻ thì nghe có thể là rất khó. Các kỹ năng nghe được phát triển tới một mức độ cao bằng cách nghe ngôn ngữ và có khả năng bắt chước và tái tạo lại các âm đã nghe.
Cách chọn nguồn học
Chọn nguồn học mà bạn nghe dễ hiểu bằng tiếng Anh. Trong một ngày, hãy thực hành với các nguồn và phương tiện truyền thông khác nhau. Cả nguồn điện tử và nguồn cá nhân đều quan trọng cho việc học nghe. Đài phát thanh, CDs, video, truyền hình và các đàm thoại cá nhân tất cả đều giúp xây dựng kỹ năng nghe. Tối đa hóa thời gian bạn nghe tiếng Anh bằng việc sử dụng tai nghe với iPod, đài phát thanh nhỏ, hoặc laptop cho những phút rảnh rỗi trong ngày khi bạn đang đợi những cuộc hẹn khác.
Khi bạn nghe, hãy tập trung về chủ đề chính. Hãy nhận biết và đoán nội dung. Nếu bạn đang nghe trận bóng chày trên đài phát thanh bạn sẽ có khung tham khảo để hiểu từ bạn nghe. Các thuật ngữ như “pop up” trong bóng chày có nghĩa khác với “pop up” trên máy tính. Khi tra từ điển các từ “pop up” thì bạn sẽ không tìm được nghĩa phù hợp. Trong buổi hòa nhạc bạn nghe người thông báo nói về những người hâm mộ “rushing the stage”, cụm từ này có nghĩa khác với “rushing for a first down” trong đá bóng hoặc “rushing to the supermarket.”
Luyện nghe Tiếng Anh: hãy hình dung họ đang nói gì
Trong khi bạn nghe thì hãy hình dung họ đang nói gì. Hãy tạo hình ảnh các đồ vật và hành động trong đầu. Rồi để người nói tô màu các đồ vật với các tính từ và làm sống động với những hình ảnh bạn nghe. Hãy tập trung vào các khái niệm thay vì các từ cụ thể như vậy đầu của bạn sẽ hấp thụ các nghĩa từ nhanh hơn và tích lũy nội dung trong bộ nhớ tốt hơn.
Đừng để các từ không quen thuộc làm bạn sao lãng khỏi toàn bộ ý nghĩa của thông điệp. Hãy giả vờ âm thanh lớn làm gián đoạn việc nghe của bạn và bạn phải đi theo phần mà bạn đã nghe và hiểu. Sau đó quay lại và điền từ vào chỗ trống. Có thể hoặc không cần thiết hiểu từ để hiểu toàn bộ thông điệp. Nếu bạn phải hiểu thì bật lại bài đối thoại hoặc đặt câu hỏi về những gì bạn đã nghe nếu thông điệp nghe vẫn còn được phát sóng.
Luyện nghe tiếng Anh: Nên ghi lại các từ mới
Hãy ghi lại các từ mới, các cụm từ và định nghĩa vào sổ tay ngân hàng từ của bạn. Thường xuyên ôn lại từ vựng đã học từ các bài đối thoại trước và các từ trong các tình huống mới. bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra nghe và học tiếng anh dễ dàng đến dường nào khi bạn có chiến thuật nghe hiểu. Nếu các nguồn học của bạn hoàn toàn không quen thuộc với bạn thì hãy chọn đề tài mà bạn có kiến thức trước đó và tiếp tục nâng cao tới các bài khó hơn như vậy vốn từ của bạn sẽ tăng.

Phương pháp dạy trẻ học tiếng Anh hiệu quả

Anh văn thiếu nhi - Có nhiều phương pháp để dạy cho trẻ. Đặc điểm lứa tuổi này là thích nói về bản thân, gia đình, thích những cuốn sách nhiều tranh vẽ, màu sắc, thích làm thủ công, vẽ, thích nghe hát và hát để gây chú ý của mọi người, thích ăn quà, vui chơi và được nghe đọc sách truyện. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách dạy con tiếng Anh – một trong những ngoại ngữ phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.
loikhuyen
1. Các nguyên tắc
- Không gây áp lực: Mỗi đứa trẻ đều có một thiên hướng khác nhau. Có đứa trẻ thích âm nhạc, có khả năng thẩm âm, tiết tấu nhanh. Nhưng cũng có đứa trẻ đam mê các hình khối hoặc có trí tưởng tượng phong phú. Chính vì vậy, nếu con bạn không thể nhớ được một từ tiếng Anh mà bạn đã nhắc đi nhắc lại thì đấy là chuyện bình thường. Có thể bé sẽ giỏi ở một loại ngoại ngữ khác hay ở lĩnh vực khác. Bạn nên nhớ, gây áp lực phản tác dụng với trẻ trong trường hợp này.
- Dạy trẻ thứ trẻ thích: Nếu trẻ chưa bao giờ tiếp xúc với tiếng Anh thì chẳng có lý do gì khiến trẻ ghét bỏ môn học này. Vì vậy, nếu có ý định dạy con tiếng Anh, bạn hãy tạo sự tò mò và thích thú cho bé bằng các loại sách, truyên, bài hát trẻ em được xuất bản bằng tiếng Anh. Nên nhớ, khi bé đã thích thì bạn không muốn con học cũng không được.
- Không so sánh: Bạn đừng đem con mình ra so sánh với đứa A, đứa B – con của đồng nghiệp. Nhắc lại một lần nữa, con bạn khác với những đứa trẻ khác. Vì vậy, hãy đánh giá trẻ với chính trẻ ngày hôm qua để xem bé đã tiến bộ hay chưa.
2. Phương pháp dạy trẻ em học tiếng Anh
-  Dạy và học thông qua trò chơi, thơ ca, văn vần, bài hát, các bộ phim hoạt hình không lồng tiếng Việt. Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học. Bạn có thể tham khảo một số trò chơi ở đây.
- Không dạy trẻ kiểu “học dịch”. Ví dụ truy: “Con gà tiếng Anh là gì? Con mèo tiếng Anh là gì? Con dịch cho mẹ câu: Hôm nay trời mưa…v…v”. Với kiểu học như thế, bé có thể sẽ thuộc rất nhiều từ, nhưng vẫn chưa phải là “biết tiếng” vì thiếu tư duy kết nối và logic.
- Khối lượng kiến thức tùy thuộc vào trẻ và độ tuổi của trẻ, trẻ càng bé lượng từ càng ít, nhưng có những trẻ có năng khiếu bạn có thể tăng số lượng hoặc độ phức tạp lên, theo một chủ đề nhất định, không lan man. 5 từ mới và cách dùng chúng nhuần nhuyễn có ích cho các em hơn là cả mấy chục từ mới mà học lớt phớt, nói trước quên sau.
- “Thời lượng” một buổi học cũng tùy thuộc với từng độ tuổi và sự hứng thú của trẻ, trẻ càng nhỏ càng không nên ngồi lâu, trong một buổi học cần luân chuyển giữa ngồi một chỗ và vận động cho trẻ đỡ chán. Bạn nên dừng trước khi trẻ muốn dừng để trẻ lúc nào cũng cảm thấy buổi học hôm nay chưa đủ với trẻ. Như vậy, lần sau trẻ vẫn hứng thú học.
- Dạy trẻ thông qua trò chuyện, qua các tình huống hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với con trong công việc hàng ngày thì theo một cách tự nhiên, trẻ sẽ hiểu được cái bạn muốn nói do liên hệ các từ, các câu với sự vật, sự việc hay hành động. Cách này thống nhất với nguyên tắc không học dịch đã kể trên.
- Dạy con bằng đồ dùng có hình ảnh trực quan, sinh động. Đồ dùng càng trung thực và trẻ có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm, cầm nắm càng nhiều càng tốt. Như thế trẻ sẽ có khái niệm rõ hơn về sự vật, sự viêc và sẽ nhớ lâu hơn. Ví dụ, bé học tiếng Anh, bạn có thể chỉ vào hình con thỏ và nói “Rabbit” bằng ngoại ngữ, nhưng tuyệt đối không nói to lên“rabbit” là con thỏ! Mục đích của ta là bé nghe và nghĩ bằng ngôn ngữ đó. Tức là khi nhìn thấy hình con thỏ là trong đầu bé hiện lên chữ rabbit chứ không phải chữ con thỏ!
- Nếu có điều kiện, hãy cho con tiếp xúc với người nước ngoài nói thứ tiếng con đang học để con tiếp thu cách phát âm. Việc luyện ngữ âm là cần thiết hàng đầu đối với trẻ. Nhưng luyện bằng cách nghe nhiều, nói nhiều, trẻ sẽ thấm vào đầu từ lúc nào chứ không nhất thiết phải kèm như kèm… kem, bắt đọc đi đọc lại một vài bài đọc cũ kỹ, khiến trẻ chán học. Nếu cô giáo trên lớp hay chính bạn có cách phát âm tiếng Anh không chuẩn. Bạn có thể cho trẻ nghe phát âm chuẩn từ các mẩu truyện cổ tích trên các website nước ngoài, phim hoạt hình hay các bài hát, phần mềm dạy tiếng Anh. Trẻ sẽ điều chỉnh dần dần. Có khi, lúc đó, chính bạn cũng sẽ hoàn thiện khả năng phát âm tiếng Anh của mình.
-  Bạn có thể dạy con cùng một lúc 2 ngoại ngữ mà không sợ bé bị lẫn. Tuy nhiên, một trong hai ngôn ngữ phải được nhấn mạnh nhiều hơn, xác định rõ chính và phụ. Trước mỗi buổi học, nhắc đi nhắc lại với bé: “Hôm nay chúng mình nói tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh) nhé!” để bé phân biệt rõ ràng hai thứ tiếng.
Điều cuối cùng, chúng tôi muốn nhắc lại với bạn, hãy biến tất cả những thứ bạn muốn dạy con thành trò chơi. Đó là cách “lừa” trẻ học thành công và đem lại nhiều niềm vui cho cả mẹ và con.

Những bước đầu dạy tiếng Anh cho bé!

Anh văn thiếu nhi - Dù còn nhỏ, chưa biết chữ, bố,mẹ cũng đừng ngại dạy tiếng Anh cho bé nhé. Từ 2 đến 5 tuổi là thời gian tốt nhất để bé bắt đầu làm quen với ngoại ngữ và học rất “nhanh vào”.

Mẹ có thể mua bộ tranh ảnh, có viết chữ cái tiếng Việt và tiếng Anh dưới mỗi hình vẽ, bán rất nhiều ở các hiệu sách để dạy bé. Ví dụ, mẹ cầm bức ảnh có vẽ con mèo và từ “Cat”, mẹ đọc cho bé nghe và bảo bé bắt chước đọc lại theo mẹ.

Mỗi lần, mẹ dạy bé khoảng 5 từ, mỗi từ đọc khoảng 5 lần. Sáng mẹ dạy bé từ nào, chiều mẹ ôn lại cho bé từ đó. Lúc ôn, mẹ nhớ ôn cho bé tuần tự theo các hình ản h mẹ đã dạy bé thì dễ dàng khơi lại được cho những gì bé đã học. Khi bé đã nhớ, không cần nhìn tranh nữa, mẹ đố bé đọc lại cho mẹ nghe. Hoặc ngay cả khi bé ngồi chơi, hai mẹ con thi xem ai sẽ đọc được nhiều tiếng Anh hơn.

Nếu bé đọc được nhiều và đúng, mẹ hãy khen ngợi và thưởng cho bé nhé. Bé sẽ rất hứng thú với việc học tiếng Anh lần sau.

Mẹ hãy mua các bộ có từ tiếng Anh và ảnh minh họa để dạy bé

Khi bé đã nhớ tương đối nhiều từ rồi, mẹ có thể mua bộ thẻ từ bằng tiếng Anh. Một mặt in hình các đồ vật, con vật, hoa quả. Một mặt in từ tiếng Anh. Mẹ có thể cho bé nhìn hình và đọc, lật mặt sau để bé nhìn thấy từ được viết như thế nào.

Sau đó, mẹ sẽ úp mặt hình ảnh xuống của các thẻ xuống và đố bé: “Tìm cho mẹ từ con mèo nào. Từ đó được đọc như thế nào nhỉ?”. Chắc chắn bé sẽ đọc được và ghi nhớ từ ngữ rất nhanh, nhận biết dần dần cả mặt chữ hoặc cách viết từ.

Mẹ có thể mua một chiếc bảng treo tường, viết lên đó những từ tiếng Anh và có điều kiện nên dán kèm hình ảnh minh họa của từ đó. Mỗi tối trước khi đi ngủ, mẹ dạy bé một từ mới. Chiều đi làm về, mẹ sẽ hỏi lại bé từ đó.

Mẹ có thể cùng bé luyện tiếng Anh qua các website

Bên cạnh đó, mẹ phải chơi trò chơi tiếng Anh với bé qua cách gọi tên các hoạt động hàng ngày. Mẹ đố bé: “Ông, bà, bố mẹ, anh chị trong tiếng Anh là gì? Tên các đồ dùng trong gia đình như tivi, sách, vở, bàn, ghế,... là gì? Chào buổi sáng, buổi trưa... là gì? Khi gặp người lớn, con chào thế nào. Khi gặp bạn, con chào thế nào? Tạm biệt thế nào”. Đặc biệt, mẹ còn có thể dạy bé ngoại ngữ qua các bài hát vui nhộn bằng tiếng Anh để luyện dần cho bé cách phát âm. Quan trọng là mẹ tạo cho bé niềm vui thích học tiếng Anh chứ không phải là ép bé học.

Nếu muốn luyện tiếng Anh cho bé từ nhỏ nhưng chưa đủ tuổi đi học ở các trung tâm Anh ngữ do người ngước ngoài giảng dạy, mẹ có thể cho bé xem các kênh tivi dành cho trẻ em của nước ngoài như Disney channel, Cartoon network... hoặc xem các đĩa DVD để bé vừa chơi vừa học.

Dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà

Thầy Phạm Tiến Dũng, công tác tại Tổ chức Giáo dục đào tạo Hi! Language school đánh giá cao việc phụ huynh Việt Nam ngày càng quan tâm đến trau dồi ngoại ngữ cho trẻ.
Ông cho rằng điều đó là tốt, song các bậc cha mẹ cần phải lưu ý nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi học ngoại ngữ là phải tạo cho các em tâm lý thoải mái, yêu thích một cách chủ động chứ không nên tạo sự căng thẳng hay ép buộc trẻ.
Theo ông Dũng, có nhiều cách dạy tiếng Anh cho trẻ. Bố mẹ thấy phương pháp nào hiệu quả hơn thì áp dụng cho con mình chứ không nên cứng nhắc. Đồng thời khi dạy ngoại ngữ cho trẻ, không nên trừu tượng mà hãy dùng những hình ảnh trực quan sinh động, tức là cho bé xem phim hoạt hình phụ đề tiếng Anh hoặc hình ảnh con vật, đồ dùng ghi tiếng Anh, trẻ sẽ thích thú hơn. 
"Trẻ con có khả năng bắt chước rất tốt, nhất là giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với môi trường tiếng Anh. Tùy theo khả năng của con mà phụ huynh rành tiếng Anh có thể dạy cho trẻ hỏi một số mẫu câu cơ bản như: what is it, what's he doing... Sau khi trẻ hỏi, cha mẹ trả lời và ngược lại cha mẹ hỏi để bé trả lời", thầy nói.
Ngoài những cách cơ bản như cho trẻ nghe nhạc, xem phim hoạt hình phụ đề bằng tiếng Anh... phụ huynh có thể tham khảo thêm phương pháp "Hi! BO" (tức là dạy ngoại ngữ lồng ghép trò chơi và giáo dục kỹ năng sống). Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà dạy những từ ngữ từ dễ đến khó. Cụ thể thầy Dũng gợi ý một số trường hợp như sau:
- Dạy bé tự bảo vệ bản thân: Khi thấy lửa (tiếng Anh là fire), bé phải biết dùng các dụng cụ dập lửa như nước (water), cát (sand) hoặc bình cứu hỏa (fire extinguisher)...
- Làm sao để nhận diện người lạ (stranger), khi có người lạ đến nhà hỏi thăm hoặc đến trường đón về bé phải làm thế nào...
- Nấu đồ ăn cần có những vật dụng, nguyên liệu nào. Ví dụ như: nồi cơm điện (cooker), muối (salt), đường (sugar)...
"Phương pháp này vừa giúp trẻ học ngoại ngữ vừa trang bị kỹ năng sống cơ bản nhất cho các em. Mỗi khi bé học được một từ nào thì cha mẹ nên thưởng để khích lệ. Hoặc mỗi lần bé đòi mua gì, muốn đi đâu chơi thì thỏa thuận gọi tên được một vật gì đó mới cho phép thì trẻ sẽ có động lực học hơn", thầy Dũng khuyên.

Source: VnExpress

Học tiếng anh sớm cho bé sự khởi đầu tốt

Trong xu hướng hội nhập của nền giáo dục, anh ngữ hiện là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh có con ở tuổi đến trường. Tuy nhiên, để chọn được một môi trường học tiếng Anh tốt, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ thông tin.

Trong tiếng Anh, việc học từ vựng và ngữ pháp rất quan trọng. Nhưng trong một buổi, nếu bé chỉ được học nhóm từ và chủ điểm ngữ pháp thì sẽ dễ nhàm chán.

Đó không phải cách học hiệu quả. Việc học phải được thiết kế phù hợp với các bé trong bối cảnh cụ thể.

Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo cần được học những kiến thức đọc -viết cơ bản hay khái niệm đầu tiên về số học như tập đếm, các phép cộng trừ và về thế giới xung quanh các em. Lớn hơn một chút, trẻ cần được làm quen với phương pháp để học, hiểu và diễn giải thông tin. Còn với những em thiếu niên, kiến thức về khoa học, văn hóa là rất cần thiết để trẻ vững vàng hơn với những thử thách trong tương lai.

Được thiết kế với mục tiêu tạo ra môi trường học phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu của bé, chương trình tiếng Anh trẻ em Apollo Junior giới thiệu phương pháp mới - học tiếng Anh qua môn học độc quyền (LETS - Learning English Through Subjects). Theo đó, các em không chỉ học những kiến thức cơ bản trong tiếng Anh mà còn được làm quen với tri thức về toán học, khoa học... qua ngôn ngữ quốc tế.

Thay vì làm theo lối giảng giải và rót kiến thức để học sinh tiếp thu thụ động, giáo viên dạy ngoại ngữ cần đóng vai trò như người dẫn đường để đảm bảo học viên của mình có thể sử dụng và thực hành tiếng Anh chủ động và tự tin. Điều đó được thực hiện thông qua việc tạo ra những bối cảnh hấp dẫn, sinh động về chủ đề thiết thực trong cuộc sống thường ngày như mô hình "mua - bán" hay các buổi tán gẫu bạn bè. Từ đó, học viên sẽ chủ động hơn để thể hiện và bày tỏ ý kiến của bản thân trước đám đông.

Bên cạnh những giờ học trên lớp, giáo trình online là một trong những tài nguyên phong phú để trẻ em có thể tham khảo tại nhà. Chương trình được thiết kế với những trò chơi thú vị giàu tính tương tác, phiên bản online của giáo trình Island sẽ cùng các em học mà chơi, chơi mà học, hỗ trợ phụ huynh đồng hành cùng con trong suốt quá trình phát triển Anh ngữ.


Với sự thay đổi không ngừng trong xã hội hiện nay, ngoài việc trang bị những kiến thức cần thiết về khoa học, xã hội, các bậc phụ huynh còn chú ý hơn đến những kỹ năng mềm của bé. Giúp bé thích nghi với cuộc sống xung quanh, ưa thích hoạt động tập thể và thoải mái thể hiện bản thân mình là những chìa khóa cần thiết giúp bé tiến bước vững chắc trong tương lai.

Sau hàng loạt nghiên cứu về độ tuổi, tâm lý và khả năng tiếp thu của các bé, chương trình tiếng Anh trẻ em - Apollo Junior không đặt Anh văn đứng riêng như một môn học, mà xem đó là một ngôn ngữ ứng dụng trong giao tiếp và các lĩnh vực như toán, khoa học...

Ngoài ra, chương trình còn giúp bé phát triển những kỹ năng cần thiết khác trong cuộc sống như khả năng giao tiếp, sáng tạo không ngừng cùng kỹ năng hợp tác, làm việc trong một nhóm. Thông qua những trò chơi tập thể và chương trình giảng dạy Anh ngữ sinh động, bé sẽ được phát triển những khả năng đó theo cách tự nhiên.

Để con quen với phát âm tiếng Anh

Anh văn thiếu nhi - Sau đó, Thoa tranh thủ dạy con những cụm từ quen thuộc bằng tiếng Anh thay cho tiếng mẹ đẻ; chẳng hạn, gọi “mẹ” là “mummy”, gọi “bố” là “daddy” rồi “bye-bye” (tạm biệt), “good night” (chúc ngủ ngon), “hello” (chào)… Nhờ thế, đến tuổi học nói, cu Bill nhà Thoa đã kịp “hấp thu” vài từ tiếng Anh ngọng nghịu.


Khi con nói sõi hơn, Thoa lại tranh thủ làm cô giáo dạy Anh văn cho con. Đến 3 tuổi, ngoài những từ thông thường, cu Bill còn biết hát bài “Happy birthday”; biết nói “bờ na nờ” (banana) khi mẹ giơ quả chuối, hỏi tiếng Anh là gì; biết nói “miu” chỉ “sữa”; biết đọc “oăn – tu – ti” (one – two – three)…

Phương (quận Phú Nhuận, TP HCM) cũng quyết định sẽ tự dạy tiếng Anh cho cô con gái 2 tuổi. Phương bắt đầu “giáo án” dạy con bằng những từ chỉ bộ phận trên người như mắt, mũi, miệng, tay, chân… Sau đấy, Phương đố con, chẳng hạn: “Đố con, ‘mắt’ tiếng Anh là gì?” thì bé nhà Phương ngọng nghịu “ai” (eye) khiến mẹ mừng rơn.
Sau một thời gian thấy con gái tiếp thu nhanh, Phương chuyển sang “giáo trình” khó hơn để dạy con; ví dụ: một con mèo – a cat; 2 quả táo – two apple… Đến giờ, bé nhà Phương đã hơn 3 tuổi, có thể thuộc một số từ tiếng Anh đơn giản mà mẹ dạy khiến Phương rất mừng.

Nên chọn cách dạy con chuẩn

Khá nhiều bậc phụ huynh chú trọng tới việc dạy con học tiếng Anh ở độ tuổi mẫu giáo. Một số nghiên cứu khoa học cũng khẳng định, có thể cho bé tiếp xúc với ngoại ngữ ngay từ sớm (khoảng 18 tháng) để bé có thể ghi nhớ, học hỏi tốt nhất. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý cách dạy con học ngoại ngữ phải thật khoa học và chuẩn. Đừng nghĩ chỉ dạy kiểu tiếng Anh “bồi” cho con, có phát âm chưa chính xác cũng chẳng sao vì kiểu gì sau này, bé chẳng được học tiếng Anh. Dạy bé ở thủa đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó là nền tảng sau này cho bé. Nếu cha mẹ dạy sai, bé cũng sẽ học sai, nói sai… ảnh hưởng không tốt tới bé.

Do đó, nếu muốn tự dạy ngoại ngữ cho con từ sớm, cha mẹ nên dành thời gian nghiên cứu “giáo trình” cẩn thận. Ở lứa tuổi của bé, tốt nhất là dạy con theo hình thức vui vẻ, vừa học vừa chơi; chẳng hạn, bật cho bé nghe những bài hát tiếng Anh ngắn, vui nhộn… Hoặc cha mẹ mua những bộ đĩa học tiếng Anh cho bé tại nhà. Qua đó, bé sẽ học được cách phát âm chuẩn, tránh được lỗi phát âm “bừa” mà nhiều phụ huynh hay mắc.

Dạy Tiếng Anh cho con tại nhà - Những điều bố mẹ cần chú ý.

Anh văn thiếu nhi - Nói đến việc dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, hầu hết mọi người đang theo 1 công thức chung.

I Can Read giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn
Nói đến việc dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, hầu hết mọi người đang theo 1 công thức chung, đó là bắt đầu bằng việc cho trẻ học bảng chữ cái qua giai điệu bài hát a, b, c, d, e, f, g đã hết sức quen thuộc. Tiếp đến là cho trẻ học số đếm và cho trẻ xem những thẻ hình các từ có hình minh họa và chữ viết để trẻ nhìn và học thuộc... Tuy vậy, đã bao giờ chúng ta tự hỏi liệu phương pháp này có giúp ích gì các bé trong quá trình học tiếng Anh trong tương lai hay không? Ở các nước trên thế giới trẻ em được dạy tiếng Anh theo phương pháp nào?
Ông Simon Andrews - Giám đốc điều hành hệ thống Anh ngữ nổi tiếng thế giới “I Can Read” tại Việt Nam chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm, phương pháp dạy tiếng Anh tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Thưa ông Simon Andrews, trước đây ông có từng dạy trẻ bắt đầu bằng bài hát “ầy, bi, xi, đi…”?
- Tôi xin chia sẻ với các bạn một thông tin” Bảng chữ cái mà bạn dạy các bé qua bài hát “ầy, bì xi, đi…” gần như không có bất cứ một tác dụng gì. Các bạn có thể rất ngạc nhiên nhưng điều này khá logic. Bất cứ người học tiếng Anh nào cũng có thể nhận ra những ầy, bì xi, đi... không giúp phải là cách các chữ cái được phát âm trong từ. Điều này có thể được giải thích như sau: ầy, bì xi, đi... là tên gọi của các chữ cái đó, nhưng không phải là âm của chữ trong từ.”

Học viên nhí được giảng dạy tận tình tại I Can Read
Vậy việc phân biệt sự giống và khác nhau đó có giúp gì nhiều cho người Việt học tiếng Anh, thưa ông?
- Sau một thời gian học tiếng Việt, tôi phát hiện: Hóa ra âm của các chữ cái trong tiếng Anh gần giống tiếng Việt. Chỉ có một số khác biệt nho nhỏ, ví dụ “a” trong tiếng anh đọc là “e” trong apple; “u” đọc gần giống a hoặc ă trong tiếng Việt như trong từ umbrella, x đọc là ks như trong box và một số âm không có trong tiếng việt như y, w, z.
Ở “I Can Read”, chúng tôi hoàn toàn không dạy trẻ tên gọi của các chữ cái mà chỉ dạy âm của các chữ cái (phương pháp phonics). Điều thú vị là chỉ cần học thuộc các âm này vốn rất gần với các âm tiếng Việt là trẻ đã có thể đọc được rất nhiều từ đơn giản trong tiếng anh. Ví dụ CAT (đọc là K,E,T kétờ), DOG (đ, o, g đóc gờ), BUS (B,A,S bát xờ)... cùng với quy luật đó.
Khi nắm vững kiến thức rất cơ bản này, trẻ sẽ không bị rối loạn khi đến trường cùng một từ nhưng mỗi cô giáo đọc một kiểu khác nhau do học từ những người khác nhau. Hơn thế nữa, trẻ còn khắc phục được nhược điểm của người Việt khi phát âm tiếng Anh là hay quên phát âm tiếng cuối cùng (âm t trong từ cat, g trong dog, s trong bus...).
Theo ông, việc dùng các thẻ hình sẽ giúp ích cho trẻ em học tiếng Anh tốt hơn không?
- Câu trả lời là cả có và không. Thẻ hình là một phương tiện học rất tốt bởi vì con người tiếp nhận và xử lý thông tin thông qua các hình ảnh. Khi sử dụng các thẻ hình này, phụ huynh chú ý là chỉ nên dùng 2-3 thẻ một lúc, sau khi trẻ nhớ được cả 3 từ thì mới chuyển sang 3 từ khác. Một lưu ý khác là những từ trong thẻ hình nên là những thứ quen thuộc mà trẻ có cơ hội tiếp xúc như ông, bà, bố, mẹ, bàn, ghế, chó mèo. Sẽ là vô ích nếu chúng ta dạy trẻ những từ ngữ mà chúng không bao giờ có điều kiện tiếp xúc ở đời thực như khủng long hoặc người máy, siêu nhân.

Bé xung phong phát biểu ý kiến tại I Can Read
Ở trường hợp ngược lại, thẻ hình có thể gây ra những tiêu cực nào?
- Một điều rất nguy hiểm đối với những thẻ hình bán ở ngoài thị trường, đó là hầu hết các thẻ hình đều có chữ đi kèm. Điều bất cập thứ nhất, thẻ hình có kèm chữ vô tình dạy trẻ đọc, viết nghe cùng một lúc và là một phương pháp thiếu tự nhiên và phản khoa học để học 1 ngôn ngữ. Chúng ta bắt đầu học tiếng mẹ đẻ bằng việc nghe các từ, gắn các từ đó với hình ảnh các thứ xung quanh ta và nói tức là sử dụng các từ đó. Chỉ sau khi có một sự thành thạo nhất định trong việc nói và nghe thì chúng ta mới bắt đầu học đọc và viết, vốn là biểu hiện cao cấp của ngôn ngữ và đòi hỏi người học phải có một trình độ và lứa tuổi nhất định. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng đây không chỉ là cách học ngôn ngữ hiệu quả nhất đối với không chỉ ngôn ngữ mẹ đẻ mà cả khi bạn học ngôn ngữ thứ 2, thứ 3, thứ n.
Bất cập thứ 2 trong việc dạy trẻ bằng thẻ hình có chữ là việc khuyến khích việc học tập dựa hoàn toàn vào trí nhớ. Ngoài việc nhớ cách phát âm và ý nghĩa, trẻ sẽ phải nhớ thêm cách viết của một từ vốn vô cùng phức tạp đặc biệt đối với trẻ chưa học chữ bao giờ. Trí nhớ ở trẻ nhỏ sẽ bị lấp đầy chỉ sau khoảng 20-30 từ. Những đứa trẻ sớm phát triển tư duy sẽ biết cách bỏ qua chữ để chỉ nhớ nghĩa và cách đọc. Những đứa trẻ khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Vậy ông có lời khuyên gì bổ ích dành cho các bậc phụ huynh khi dạy trẻ tiếng Anh tại nhà:
Đối với trẻ trước độ tuổi đi học, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh càng nhiều càng tốt: các bài hát tiếng anh, các chương trình truyền hình thiếu nhi bằng tiếng Anh và nếu có điều kiện, cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh ở những trung tâm dạy tiếng anh theo phương pháp phonics (đánh vần) có uy tín để trẻ có phát âm chuẩn ngay từ đầu.
Cảm ơn ông!

9 bí quyết “tuyệt chiêu” dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà

Trong tuần vừa rồi, ngoài các băn khoăn về tiếng Anh cho người lớn thì cũng có nhiều phụ huynh gửi thư cho John & Linh chia sẻ về việc học tiếng Anh của con em mình. Các vị phụ huynh đều có cùng trăn trở là làm thế nào để dạy con ở nhà cho tốt...
John: Thân chào các bạn độc giả thân mến, thân thương và thân yêu!
Linh: Sao một câu mà dùng nhiều từ “thân” quá vậy anh John, buồn cười chết mất!
John: Anh thấy cũng bình thường thôi mà, vẫn chưa giỏi bằng các bạn nhỏ bây giờ làm văn kiểu như “Đặt câu có từ Hán Việt” thì sản phẩm là “Bố em có cái thủ rất vĩ đại.”
Linh: Anh John lại đùa dai rồi!
John: Ừ thì đùa chút cho vui. Ý anh là trẻ em học rất nhanh, nhớ rất lâu nhưng cũng chính vì thế mà lại càng cần thận trọng nếu không sẽ hình thành những lỗ hổng kiến thức ngay từ nền móng của ngôi nhà.
Linh: À, anh John đang phản hồi thắc mắc của các bạn đọc gửi về hòm thư john.linh@aac.edu.vn đúng không? Trong tuần vừa rồi, ngoài các băn khoăn về tiếng Anh cho người lớn thì cũng có rất nhiều phụ huynh cũng gửi thư về chia sẻ về việc học tiếng Anh của con em mình.
John: Liên quan đến chủ đề này, các vị phụ huynh hầu như đều cùng có 2 “trăn trở”, đó là làm thế nào để dạy con ở nhà cho tốt và làm thế nào để lựa chọn được nơi học phù hợp cho con.

Linh: Theo Linh thì phải xác định rõ ràng việc dạy con học tiếng Anh tại nhà của các vị phụ huynh và việc dạy của những người có chuyên môn tại những nơi có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp(ở đây hiểu là các thầy, cô giáo ở trường học hay các trường ngoại ngữ) là hoàn toàn khác nhau.
John: Việc dạy con học tiếng Anh ở nhà là một điều hoàn toàn nên làm nhưng như đã đề cập ở trên, đừng tự biến mình thành “cô giáo thứ 2”, mà hãy biến mình thành “người bạn học lớn tuổi” của con em mình.
Linh: Trẻ em bây giờ đang “bội thực” với việc học, nào học chính khóa rồi học thêm rồi học ngoại khóa năng khiếu… Về nhà cũng phải làm bài tập rồi ôn bài, nhiều khi chẳng được giây phút nào để chơi. Vì vậy, nhiệm vụ chính của các ông bố bà mẹ chính là tạo hứng thú học tiếng Anh và dùng tiếng Anh cho trẻ song song với việc tạo một môi trường để trẻ có thể sử dụng tiếng Anh thường xuyên mà không nhàm chán.
John & Linh xin được gợi ý 9 “bí quyết tuyệt chiêu”, mong rằng các vị phụ huynh có thể tùy cơ ứng biến sao cho phù hợp nhất với gia đình mình.Lưu ý, hãy chắc chắn về trình độ của mình trước khi dạy các em, hoặc ít nhất cũng phải chắc chắn về những kiến thức mình sẽ dạy, tránh để các em “ngấm” những kiến thức không chuẩn:
1. Đặt một tên gọi ở nhà bằng tiếng Anh (nickname) cho con. Có khách đến nhà, giới thiệu với khách rằng “Cháu cũng có tên tiếng Anh đấy, con giới thiệu tên tiếng Anh của con cho bác đi xem nào!”.
Việc này sẽ giúp các em tự tin hơn và bắt đầu hình thành thói quen sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống. Ngoài ra, chắc chắn người khách của bạn sẽ khen “Cháu giỏi quá nhỉ!”, trẻ con thích được khen hơn bạn nghĩ đấy!
2. Tạo cho trẻ hứng thú học bằng cách liên kết những gì các em thích với tiếng Anh, “dụ dỗ” để các em tự tìm đến tiếng Anh một cách hào hứng.
Có rất nhiều em nhỏ sau khi xem một chương trình trên kênh Disney Channel đã hỏi bố mẹ rằng “Tại sao các bạn ý lại cười, phim gì thế bố?”. Đây chính là những cơ hội quý báu để bạn cho con bạn biết được phần nào tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ hay chỉ đơn giản là dạy thêm cho con bạn một từ mới: “Phim Phù thủy xứ Waverly - Wizards of Waverly Place - đấy. Con có biết Wizard là gì không?”
Tương tự như vậy, có rất nhiều em nhỏ đã yêu thích một bài hát tiếng Anh đến nỗi chỉ trong vài ngày đã thuộc lòng được bài hát mặc dù phát âm chưa chuẩn và chẳng hiều bài hát nói về cái gì. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi các em thích, nghe và tự nhớ chứ không bị bắt buộc phải nhớ như trong lớp học. Việc này càng làm cho trẻ thích học tiếng Anh hơn, chỉ đơn giản là vì học tiếng Anh các em có thể hiểu được bài hát nói về cái gì và cũng có thể hát được thêm nhiều bài hát mới.
3. Tạo cho trẻ một môi trường ngoại ngữ: khi chào con, bạn hãy chào cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Sau làm mẫu, bạn yêu cầu con cũng làm lại như vậy. Các em sẽ thấy đó là một việc nên làm, một việc công bằng vì bố mẹ cũng chào mình bằng 2 thứ tiếng.
Ngoài ra, phương pháp này có thể sử dụng với tất cả các đồ vật trong nhà. Từ giờ, trẻ sẽ được biết rằng mọi đồ vật trong nhà, cũng các em, đều có 2 cái tên: Quả táo còn có một cái tên rất dễ thương nữa là Apple
4. Luyện tập thường xuyên: Trong những lúc rảnh rỗi, hãy cùng con chơi trò chơi đố chữ bằng tiếng Anh. Mẹ hỏi bằng tiếng Việt và con trả lời bằng tiếng Anh hoặc ngược lại. Sau mỗi câu hỏi của mẹ thì đến lượt câu hỏi của con.
Thỉnh thoảng, với những kiến thức dễ, mẹ có thể có tình trả lời sai để con “sửa” cho mẹ. Đây là cách để trẻ không chán khi chơi. Tuy nhiên cần lưu ý đừng lạm dụng, nếu không bố mẹ sẽ mang một hình tượng không tốt trong mắt trẻ, làm mất đi lòng tin của các em.
John: Thời gian cho ngày hôm nay đã hết, xin hẹn gặp quý vị và các bạn vào thứ 2 tuần sau với phần 2 của bài viết.
Linh: Anh John đừng quên nhắc quý vị phụ huynh về chương trình khuyến học “Học tiếng Anh miễn phí – Tại sao không?” của AAC nhé.
John: Linh đã thay anh nhắc rồi còn gì nữa.
John & Linh: Thân chào và hẹn gặp lại!

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Bí quyết để học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả

Để học tiếng anh giao tiếp hiệu quả, bạn cần đặt ra cho mình các nguyên tắc và tuân thủ đúng theo những nguyên tắc đó.

Học tiếng Anh


Việc đầu tiên của bạn là phải vứt hết các quyển sách ngữ pháp đi, vì như thực tế đã chứng minh, trường học dạy bạn hàng trăm (thậm chí nhiều hơn thế) các quy tắc ngữ pháp, và bạn đã không thể nói chuyện với người bản ngữ nhờ chúng.

Trên thực tế, chúng đã ngốn hết 1 lượng thời gian quý báu của bạn chẳng để làm gì cả, có chăng là để đạt điểm cao trong các kì thi vô nghĩa của trường học. Cái điểm số đó sẽ không giúp bạn thực hiện được ước mơ thực sự của mình.

Xác định cho mình mục tiêu cụ thể khi học tiếng anh mỗi ngày

Nếu bạn không có mục đích rõ ràng hoặc mục đích của bạn ở dưới dạng: “Tôi muốn nói tốt tiếng Anh” thì sẽ không có thông số nào đo đếm được thành công của bạn, cho bạn biết là mình đang ở đâu và đi như thế nào cho đến đích.

Bạn phải lập ra 1 kế hoạch rõ ràng, xác định 1 mục đích rõ ràng và phải nhận thấy lợi ích thực tế của việc học tiếng anh mỗi ngày đưa lại.

Tăng cường học ngữ âm, vì nếu bạn nói không đúng âm, các bạn sẽ không thể tự tin nói ở khắp nơi, cũng không thể nghe được. Hoặc, nếu bạn cố nghe và cố chỉnh sửa, lấy kinh nghiệm qua từng lần nghe nhỏ lẻ thì bạn sẽ mất cực kì nhiều thời gian cho việc này. Có rất nhiều người sau khi có khả năng nói lưu loát rồi, lại phải quay lại từ đầu đế học ngữ âm, và việc này làm mất nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều so với việc bạn học nó từ đầu. Việc này cũng giống như bạn học cộng trừ các số có 1 chữ số trước khi học làm toán vây.

Tiếng Anh giao tiếp thường dùng

Bạn phải tiếp xúc ngôn ngữ ở một thời gian đầu, để não bạn có thời gian làm quen với các âm của tiếng Anh đã, y như là đứa trẻ mới sinh ra cần được nghe nhiều từ những người xung quanh, để sau đó nó có thể học nói rất nhanh.

Một thầy giáo người Mỹ đã nói rằng: “Các bạn luôn giỏi tiếng Việt hơn tôi, vì các bạn đã nghe tiếng Việt từ khi còn là đứa bé cho đến tận bây giờ. Bạn nghe rất nhiều lần, rồi bắt chước, rồi phản xạ, cuối cùng bạn nói tiếng Việt rất tốt.Với tiếng Anh cũng vậy, nếu mỗi tuần bạn dành ra 1 giờ đồng hồ để nghe tiếng Anh, thì bạn sẽ cần nhiều, nhiều, nhiều năm để có thể nói được tiếng Anh, thậm chí là không nói được. Nhưng, nếu bạn nghe tiếng Anh 5 giờ mỗi ngày thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, bạn sẽ có thể nói được tiếng Anh rất tốt trong 1 khoảng thời gian tương đối.

Chúc bạn thành công.

Học tiếng Anh – Nay đã khác xưa!

Đã xa rồi cái thời mà người học tiếng Anh chỉ biết đến các lớp học thêm tại trường, hay đăng kí khóa học tại các trung tâm tiếng Anh. Giờ chúng ta có thể học online mọi lúc mọi nơi, 24/7, bất cứ khi nào có thời gian phù hợp.

Xu hướng thay đổi, tất yếu dẫn đến công nghệ cần ngày một đáp ứng theo yêu cầu. Sống trong thời đại của công nghệ, bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau để nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình thay vì chọn cách học truyền thống với những cuốn sách, bộ đề dày cộp. 

Người học tiếng Anh cũng không còn chỉ chú tâm vào việc học ngữ pháp, họ nhận biết được rằng, trong thời đại giao lưu quốc tế hiện nay, việc giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo, lưu loát mới thực sự là điều quan trọng. Bởi vậy, việc học nghe và nói tiếng Anh được đặt lên hàng đầu.


Bạn có thể học Nói tiếng Anh qua việc nghe nhạc, xem phim có phụ đề tiếng Anh; kết bạn và giao tiếp với người nước ngoài; và giờ đây, thêm 1 phương pháp mới được rất nhiều người học tiếng Anh ưu ái , đó là học Nói tiếng anh ngay trên điện thoại di động

Giờ đây trong lúc chờ xe buýt, hay tranh thủ thời gian nghỉ trưa, bạn có thể luyện Nói tiếng Anh ngay trên di động của mình. Chỉ với250.000đ cho 1 năm sử dụng, nếu bạn đang sở hữu một em smartphone sành điệu và đang tìm kiếm một chương trình học tiếng Anh uy tín với giá cực rẻ, hãy cùng chúng tôi khám phá ứng dụng học Nói tiếng Anh mới và cực kỳ hiệu quả - SpeakingPal.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Tuổi nào nên bắt đầu học tiếng Anh?

- Với mong muốn giúp con trở thành "công dân toàn cầu", nhiều gia đình bắt đầu cho con học tiếng Anh ngay từ khi còn chưa "sõi" tiếng Việt.


Các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc cho trẻ học một ngoại ngữ sớm là tốt, nhưng không phải trẻ nào cũng sẵn sàng cho việc tiếp nhận một ngôn ngữ thứ hai.

Học với ai, học như thế nào?

Cháu Nguyễn Quân Chính (ngõ 577 Thụy Khuê, Hà Nội) chưa đầy 4 tuổi, nói tiếng Việt nhiều từ vẫn còn ngọng nghịu, nhưng đã rất hào hứng khi được bố mẹ cho đi học tiếng Anh. Cháu đặc biệt thích chơi các trò chơi, hát các bài hát tiếng Anh và học những từ mới về các con vật, đồ vật xung quanh.

Khác với Quân Chính, cháu Thủy Tiên (455 Nguyễn Khang, Cầu Giấy) lại rất nhút nhát trong những giờ học tiếng Anh ở trường mẫu giáo. Chị Trịnh Thu Phương, mẹ cháu Thủy Tiên cho biết, mặc dù bố mẹ khuyến khích con nói tiếng Anh và luôn hỏi con hôm nay học những từ gì để dạy con tập nói lại, nhưng cháu thường lảng tránh, không muốn trả lời bố mẹ. Chị Phương băn khoăn liệu có phải mình cho con học tiếng Anh từ mẫu giáo là sớm quá, nhưng chị lại thấy mâu thuẫn khi cô giáo cho biết nhiều bạn khác vẫn học rất tốt...

Một cô giáo tiếng Anh của trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm cho rằng, trẻ có thể học tiếng Anh từ mẫu giáo, cụ thể là khoảng 4 - 5 tuổi, khi trẻ có khả năng nhận thức về ngôn ngữ cũng như khả năng bắt chước tốt. Nếu để lớn hơn mới bắt đầu học, lưỡi sẽ "cứng" và khó bắt chước những âm khó trong tiếng Anh. Tuy nhiên, việc học với ai và học như thế nào là điều vô cùng quan trọng. Trẻ mới học nếu tiếp xúc với một phương pháp không phù hợp sẽ dễ chán, và việc học sẽ không hiệu quả; Hoặc nếu học với những thầy cô phát âm không chuẩn trẻ sẽ nói không chuẩn và cách phát âm sai đó về sau rất khó sửa.

Con đã sẵn sàng chưa?

Ông Dean Souter, giám đốc đào tạo, Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn Việt Nam cho rằng, không có một quy tắc nào định ra lứa tuổi phù hợp nhất để trẻ nên bắt đầu học tiếng Anh, mà việc đó phụ thuộc vào chính mỗi đứa trẻ và hoàn cảnh học mà chúng sẽ theo. "Đối với một số trẻ, học tiếng Anh giống như con vịt được thả xuống nước, trong khi nhiều trẻ khác cùng lứa tuổi lại vẫn có thể gặp trở ngại. Theo tôi thì dù ở độ tuổi nào cũng không bao giờ là sớm để cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh, có thể chỉ là những bài hát, những bộ phim hoạt hình hay video học tiếng Anh".

Ông Dean Souter nhấn mạnh đến việc cha mẹ hãy chú ý đến tính cách của con bởi đó cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn xác định được khi nào trẻ nên bắt đầu làm quen với ngôn ngữ thứ hai. Nếu con bạn mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin và có khả năng tập trung thì chẳng phải chần chừ gì mà không cho bé theo một khóa học tiếng Anh cho trẻ em. Nhưng nếu con bạn gặp khó khăn trong việc tập trung vào một việc gì đó trong tối thiểu là 30 giây và không thích làm theo những gì được yêu cầu, thì có lẽ bạn nên chờ thêm một thời gian nữa. Đối với những trẻ đó thì việc cần làm trước mắt là giúp trẻ học cách tập trung và kỹ năng ứng xử. Nếu con bạn nhút nhát và hơi một chút khép mình, bạn hãy cân nhắc việc cho con tham gia một chương trình tiếng Anh mà hoạt động chủ đạo là vui chơi, múa hát, và có sự tương tác với người bản ngữ. Hứng thú trong việc học tiếng Anh sẽ giúp con bạn xây dựng sự tự tin, cũng như học cách giao tiếp tương tác với mọi người.

Anh văn thiếu nhi- phương pháp giảng dạy

IBI độc quyền phương pháp PFS vốn thể hiện một cách sáng tạo tất cả các khía cạnh của việc dạy tiếng Anh. PFS là một sáng tạo dựa trên tinh hoa của các phương pháp giảng dạy nổi tiếng hiện nay như phương pháp Suzuki, PBL và CLT. PFS tạo sự kết hợp hài hoà và cân đối giữa bài học, các hoạt động học tập (learning activities) và tài liệu giảng dạy (teaching materials) nhắm giúp phát huy tối đa các kỹ năng ngoại ngữ của học viên cùng sự phát triển trí tuệ và nhân cách. Sau đây là phần mô tả sơ lược về ba phương pháp trên.

1. Phương pháp Suzuki

Phương pháp Suzuki được sáng tạo từ những năm giữa thế kỷ 20 bởi ông Shin’ichi Suzuki, thầy dạy violon, Nhật bản. Là một nhà dạy nhạc giỏi và cũng là học viên bắt đầu học tiếng Đức. Ông nhận thấy rằng học tiếng Đức thật khó tương tự như âm nhạc vậy. Vậy làm sao trẻ có thể học âm nhạc ngay từ nhỏ được? Ông bắt đầu quan sát cách trẻ em nắm bắt ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và ông nhân thấy rằng ngôn ngữ như tiếng Đức, tiếng Anh dường như là “ác mộng” đối với người lơn nhưng sao trẻ em lại có thể nắm bắt tự nhiên và dễ dàng như thế. Từ đó ông nghiên cứu tạo ra phương pháp dạy nhạc cho trẻ ngày nay được toàn thế giới biết đến và áp dụng: Phương pháp Suzuki. Từ những nghiên cứu của ông về việc nắm bắt ngôn ngữ của trẻ, phương pháp Suzuki ngày nay cũng đã và đang được nhiều nước áp dụng như một phương pháp giảng dạy anh van thieu nhi hiệu quả.

2. Phương pháp PBL (Project Based Learning)

Phương pháp PBL được tạo ra dựa trên học thuyết của Socrates và sau đó được phát triển bởi học viện giáo dục Buck của Mỹ (the Buck Institue for Education), giúp học viên thoát ra khỏi phương pháp học thụ động truyền thống. Phương pháp PBL khuyến khích học viên phát triển các kỹ năng thiết yếu mà nền giáo dục của thế kỷ 21 đòi hỏi như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp, kỹ năng phân tích và sáng tạo, kỹ năng giải quyết vần đề…thông qua các hoạt động học tập dựa trên dự án, đặt ra vần đề, nghiên cứu, tìm tòi và giải quyết thay vì đọc viết một cách mày móc và học thuộc lòng.

Phương pháp PBL đã được chính phủ Mỹ áp dụng vào môi trường đại học từ sau năm 1945 và sau này đã nhân rộng đến các trường mầm non sau khi thầy hiệu quả của phương pháp này đối với sự phát triển vượt bậc của đất nước. 

Ngày nay, hàng loạt nước có nền giáo dục tiên tiên như Phần Lan, Anh, Úc, Singapore…đều áp dụng phương pháp này vào hệ thống giáo dục của nước mình.


3. Phương pháp CLT (Communicative Language Teaching)

Phương pháp CLT là phương pháp tiên tiến trong việc dạy ngoại ngữ. Phương pháp này chú trong yêu tố tương tác trong việc học ngoại ngữ.

Từ sự nghiên cứu sâu sắc ba phương pháp trên. Đội ngũ chuyên gia IBI đã loại bỏ những điểm yếu và đúc kết những điểm mạnh của các phương pháp Suzuki, PBL và CLT để tạo thành phương pháp PFS.

Ưu điểm của phương pháp PFS:

Là sự kết hợp hài hoà 5 yếu tố để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm: Phương pháp, hệ thống giáo trình, mô hình lớp học, đội ngũ giáo viên và các hoạt động dã ngoại. 

- Phương pháp PFS là một sáng tạo dựa trên tinh hoa của các phương pháp giảng dạy nổi tiếng hiện nay như phương pháp Suzuki, PBS và CLT. PFS tạo sự kết hợp hài hoà và cân đối giữa bài học, các hoạt động học tập (learning activities) và tài liệu giảng dạy (teaching materials) nhắm giúp phát huy tối đa các kỹ năng ngoại ngữ của học viên cùng sự phát triển trí tuệ và nhân cách. 

- Hệ thống giáo trình IBI được nghiên cứu và chắt lọc từ các hệ thống giáo trình của các Nhà xuất bản nổi tiếng thế giới nhằm đảm bảo tính khoa học, tính phù hợp (sát với tâm lý lứa tuổi của trẻ) và hổ trợ tích cực cho phương pháp giảng dạy PFS. 

- Mô hình lớp học: IBI kiên định với mô hình lớp học 1:8 (là mô hình học tiếng Anh lý tưởng nhất) được thiết kế sáng tạo và khoa học. 

- Đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên IBI là những giáo viên có chuyên môn, được đào tạo kỹ lưỡng phương pháp PFS và yêu trẻ. 

- IBI tổ chức 2 buổi học ngoại khoá định kỳ trong mỗi khoá học. 

Điểm nổi bậc của phương pháp PFS:

- Phát triển đều 4 kỹ năng nghe nói tiếng Anh cho trẻ thông qua 2 kỹ năng Nói và Đọc vì phát âm và nói chuẩn là nền tảng cho kỹ nghe chính xác trong khi phát triển tốt kỹ năng đọc là tiền đề cho sự phát triển kỹ năng viết. 

- Tạo hứng thú học tập và sự tự tin cho trẻ qua việc áp dụng phương pháp PFS một cách linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển Anh ngữ của trẻ 

- Phát triển kỹ năng sống cho trẻ : Phát triển khả năng sáng tạo , tính tập thể và kỹ năng giao tiếp 

Nhóm nghiên cứu IBI

Học tốt tiếng anh thật không khó!

Học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp tiếng anh và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học tốt tiếng anh hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh.


1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv…

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv…

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.
Sưu tầm

Từ khóa đã Seo cho Google

 
Giay dep - trung tam anh ngu
Học tiếng Anh | Anh văn giao tiếp | công dân toàn cầu | Tiểu học quốc tế | Giày nam | Giày nữ |

Đào tạo seo miễn phí - Công ty FaceSEO tại HCM chuyên đào tạo & dịch vụ SEO.